Quy định lấy mẫu thí nghiệm một số vật liệu xây dựng cơ bản

Tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu 3 quy định mà các chủ thầu cần biết

Một công trình xây dựng muốn thi công thành công thì vật liệu đạt chuẩn, có chất lượng tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để đảm bảo được điều đó các vật liệu trước khi đưa vào sử dụng để phải được đưa vào kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên để thực hiện được thí nghiệm này không hề đơn giản, nó có những quy định và tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu riêng. Nếu đó đang là điều mà tất cả các bạn thắc mắc thì đừng chần chờ gì nữa, hãy cùng công ty Inox Tân Sơn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Quy định chung khi lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

Quy định chung khi lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

Quy định chung khi lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

1. Quy định chung khi lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

Mỗi một thí nghiệm vật liệu xây dựng khác nhau thì sẽ có những quy định cụ thể và riêng biệt. Tuy nhiên, về cơ bản tất cả các mẫu thí nghiệm đều cần tuân thủ những quy định chung sau đây:

  • Địa điểm thực hiện tại phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng. Cơ sở vật chất đảm bảo và đạt chuẩn.
  • Thực hiện công tác thí nghiệm theo đúng quy trình và tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu.
  • Ghi chép đầy đủ và chính xác các số liệu thí nghiệm. Chỉ có các mẫu vật liệu đạt chuẩn, đáp ứng đã

2. Tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu mà các chủ thầu nên biết

Có thể nói để có kết quả thí nghiệm đúng và chính xác nhất đồng thời đánh giá đúng chất lượng của vật liệu xây dựng thì việc lấy đúng tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu là quan trọng nhất. Mỗi một loại vật liệu khác nhau sẽ có quy cách và tần suất khác nhau. Sau đây là bảng tần suất mẫu thí nghiệm vật liệu mà các bạn có thể tham khảo.

Tên vật liệuTần suất lấy mẫu
Đầm nền bằng đất sét, đất pha cát, đất cát pha và cát không lẫn cuội, sỏi, đá100-200m3/ 1 tổ
Đầm nền bằng cuội, sỏi hoặc đất cát lẫn cuội sỏi200-400m3/ 1 tổ
Xi măng các loại10kg/1 lô
Cát cho bê tông và vữa1 mẫu/ 1 lô
Đá dăm, sỏi cho bê tông1 mẫu/ 1 lô
Thép cốt bê tông1 tổ mẫu/ 1 lô

 

Thép hình1 tổ mẫu/ 1 lô
Bê tông xi măng500m3/1 tổ
250m3/1 tổ
100m3/1 tổ
50m3/1 tổ
20m3/1 tổ
200m3/1 tổ
Vữa xây trátKhông quy định
Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính
Băng cản nước PVC1 tổ mẫu/ 1 lô
Vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme1 mẫu/ 1 lô
Gạch đất sét nung1 tổ mẫu/ 1 lô
Gạch bê tông1 tổ mẫu/ 1 lô
Bê tông nhẹ + Gạch nhẹ các loại1 tổ mẫu/ 1 lô
Kính các loại3 mẫu/ 1 lô
3 mẫu/ 1 lô
6 mẫu/ 1 lô
4 mẫu/ 1 lô
6 mẫu/ 1 lô
Nhôm và hợp kim nhôm định hình1 tổ mẫu/ 1 lô
Cửa gỗ, cửa nhựa1 tổ mẫu/ 1 lô
Cửa kim loại1 tổ mẫu/ 1 lô
Tấm thạch cao1 tổ mẫu/ 1 lô
Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng1 mẫu/ 1 lô
Ván MDF, ván dăm1 tổ mẫu/ 1 lô
Ván sàn gỗ nhân tạo1 tổ mẫu/ 1 lô
Sơn các loại1 mẫu/ 1 lô
Silicon trám khe cho kết cấu xây dựng1 tổ mẫu/ 1 lô
Gạch gốm ốp lát nội thất1 tổ mẫu/ 1 lô
Gạch ngoại thất Mosaic1 tổ mẫu/ 1 lô
Gạch Terrazzo1 tổ mẫu/ 1 lô
Gạch lát granito1 tổ mẫu/ 1 lô
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ2 tổ mẫu/ 1 lô
Đá ốp lát tự nhiên1 tổ mẫu/ 1 lô

Trên đây là Bảng tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng

3. Quy định lấy mẫu thí nghiệm một số vật liệu xây dựng cơ bản

Quy định lấy mẫu thí nghiệm một số vật liệu xây dựng cơ bản

Quy định lấy mẫu thí nghiệm một số vật liệu xây dựng cơ bản

Mỗi một loại vật liệu khác nhau sẽ có quy cách lấy mẫu thí nghiệm khác nhau. Tùy vào loại vật liệu để các bạn thực hiện sao cho chuẩn xác nhất. Để biết cụ thể các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách lấy mẫu thí nghiệm của một số vật liệu xây dựng cơ bản ngay sau đây nhé.

– Xi măng

Xi măng là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất, trong mọi công trình xây dựng đều cần phải sử dụng đến. Khi lấy mẫu thí nghiệm xi măng chúng ta cần:

  • Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260-1995; 6282-2009; 6260-2009
  • Quy cách thực hiện: Khi lấy mẫu xi măng đối với những lô lớn phải chia ra theo tỷ lệ, 1 lô nhỏ hơn 40 tấn thì lấy 2 mẫu, mỗi mẫu lấy 20kg. Không lấy chọn lọc phải lấy ngẫu nhiên các bao xi măng chứa trong kho. Mỗi bao chỉ lấy 1 kg để đảm bảo lấy được nhiều mẫu từ nhiều bao xi măng nhất.

Yêu cầu: Khi gửi mẫu để làm thí nghiệm phải đảm bảo xi măng để trong hộp kín, không có sự tiếp xúc với hóa chất, để nơi mát mẻ.

– Cát xây dựng (đổ bê tông)

Cát xây dựng dùng để đổ bê tông cũng là vật liệu không thể thiếu trong các công trình. Khi lấy mẫu thí nghiệm cần:

  • Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 7570:2006; TCXD 127-1985.
  • Quy cách lấy mẫu: Tỷ lệ lấy mẫu cát xây dựng là cứ 100m3 cát thì lấy 50kg mẫu thử. Không lấy mẫu tại một vị trí mà phải lấy tại nhiều điểm riêng biệt trong đống cát cùng loại, trộn đều lên trước khi đưa đến phòng thí nghiệm.

– Đá dăm các loại dùng trong bê tông

  • Khi lấy mẫu thí nghiệm của đá dăm hay còn gọi là sỏi thì cần áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 7572:2006. Hiện nay có 5 loại đá dăm có kích cỡ: 0,5×1: cỡ hạt từ 5-10mm; 1×2: cỡ hạt từ 10-20mm; 2×4: cỡ hạt từ 20-40mm; 4×7: cỡ hạt từ 40-70mm được sử dụng trong xây dựng
  • Quy cách lấy mẫu: Khi lấy mẫu thí nghiệm chia đều theo tỷ lể 200m3 thì lấy 2 mẫu thử.

Yêu cầu: Lấy rải rác tại nhiều vị trí khác nhau, không lấy chung tại một điểm. Sau đó trộn đều và gộp lại để đưa đến phòng thí nghiệm.

– Thép xây dựng

Một dự án xây dựng muốn đứng vững, chống đỡ được mưa gió thì thép là vật liệu quan trọng hàng đầu. Thép càng chất lượng cao bao nhiêu thì công trình đó càng kiên cố bấy nhiêu. Do đó khi lấy mẫu thí nghiệm các bạn cần áp dụng theo:

  • Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651:2008.
  • Phân loại: Hiện nay có những loại thép xây dựng được sử dụng đó là thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, thép lá, thép tấm,…
  • Quy cách: Khi lấy mẫu thí nghiệm thì cứ lô thép nhỏ hơn 50 tấn thì cần lấy 01 nhóm mẫu thử. Mẫu thử bao gồm nhiều loại thép trong lô, mỗi loại lấy 3 thanh có chiều dài  0,5m-0,8m.

Yêu cầu: Khi làm thí nghiệm thép cần đảm bảo các chỉ tiêu về độ giãn, độ bền, đường kính

– Thép hình kết cấu xây dựng

  • Tiêu chuẩn áp dụng: 1651:2009.
  • Quy cách: Khi lấy mẫu thí nghiệm thép hình kết cấu xây dựng cứ một lô théo 50 tấn thì lấy 01 nhóm mẫu thử để làm thí nghiệm. Tương tự như trên các bạn phải lấy tất cả các loại trong cùng 1 lô và mỗi loại lấy 3 thanh dài từ 0,5m-0,8m.

– Gạch xây dựng

Gạch xây dựng có nhiều loại, tuy nhiên khi lấy mẫu thí nghiệm thì đều có chung một quy cách như sau:

  • Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1450:2009 và TCVN 1451-1998.
  • Quy cách: Trong mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên.

Khi làm thí nghiệm cần quan tâm đến độ nén, độ uốn, thể tích, hình dạng và kích thước của gạch.

– Gạch bê tông tự chèn và gạch bê tông lát

  • Đây là loại gạch làm từ bê tông, khi làm thí nghiệm áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6476-1999.
  • Quy cách: Mỗi một lô gạch nhỏ hơn 15.000 viên lấy một mẫu gồm 20 viên.

– Bê tông

  • Vật liệu bê tông khi làm thí nghiệm áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4453:1995.
  • Cách thực hiện: Lấy bê tông ngay tại hiện trường thi công sau đó chủ đầu tư ký xác nhận và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu bê tông. Mỗi một mẫu lấy 3 viên bê tông. Mẫu bê tông được lấy làm thí nghiệm có tuổi 7 ngày, 28 ngày.
  • Quy cách lấy mẫu: Khi lấy mẫu làm thí nghiệm thì trong 1000m2 các bạn lấy  500m3 làm 1 tổ mẫu và nếu trong một khối 1000m3 thì cứ lấy 250m3 lấy 01 tổ mẫu.

– Vữa xây, trát

  • Khi lấy mẫu vữa xây, trát phải đạt theo tiêu chuẩn TCVN 3121-1993.
  • Yêu cầu: Mẫu vật liệu phải có kích thước là 4x4x16cm hoặc 7,07×7,07×7,07cm
  • Quy cách: Mỗi một hạng mục sẽ lấy 1 nhóm mẫu

– Đất đắp nền

  • Vật liệu đất đắp nền khi làm thí nghiệm sẽ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5747:1993 và TCVN 4447:2012.
  • Quy cách: Cứ trong 1 lô đất nhỏ hơn 10.000m3 thì sẽ lấy 50kg làm 1 mẫu

– Tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính

  • Đối với loại vật liệu này khi làm mẫu thí nghiệm áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 9067:2012
  • Quy cách: Cứ 1 lô 3000 m2 thì lấy 15 tấm mẫu ở 3 cuộn bất kỳ. Kích thước mỗi tấm là 300×300 mm.

– Băng cản nước PVC

  • Làm thí nghiệm áp dụng tiêu chuẩn QCVN 16: 2014/BXD
  • Tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu: Lấy ngẫu nhiên 3 vị trí, mỗi vị trí tối thiểu 0,5m chiều dài để làm mẫu.

– Vật liệu chống thấm gốc xi măng Polyme

  • Áp dụng tiêu chuẩn QCVN 16: 2014/BXD khi lấy mẫu thí nghiệm
  • Quy cách: Lấy mẫu thí nghiệm ít nhất là 2 bao nguyên. Mỗi một lô vật liệu lấy theo tỷ lệ trên thành 1 mẫu

– Độ chặt đắp nền và độ chặt của các lớp móng

  • Thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 4447-87.
  • Quy cách: Mỗi lớp đắp dày 15-18cm có diện tích đắp <=300m2 kiểm tra 01 điểm.

– Thí nghiệm kiểm tra mặt đường bê tông nhựa

Đối với loại thí nghiệm này thì thực hiện các bạn cần kiểm tra độ dày cũng như chất lượng bê tông bằng cách khoan sâu vào. Sau đó dùng cần Belkenman để đo modul đàn hồi.

Quy cách thực hiện: Nhỏ hơn 500m2 mặt đường khoan 01 điểm. Lớn hơn 500md thì đo tại 20 điểm và đo trên toàn tuyến.

– Thí nghiệm kiểm tra mặt đường láng nhựa

  • Thí nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn 22TCN-279-01.
  • Quy cách thực hiện: Cứ 500m2 đường kiểm tra 01 lần và trên toàn tuyến.

Để hoàn thành một dự án công trình xây dựng thành công thì nguyên vật liệu được xem là yếu tố quyết định. Các thí nghiệm tần suất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cần phải được tiến hành cẩn thận đúng quy cách và tần suất theo quy định. Mong rằng với những phút lưu lại trên bài viết này Inox Tân Sơn đã mang đến cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN TÂN SƠN

  • info@inoxtanson.vn – saigontanson@gmail.com
  • https://inoxtanson.vn