Đặc tính trần vách thạch cao

Tìm hiểu về cấu tạo trần vách thạch cao

Tấm thạch cao là vật liệu dùng để thay thế cho vật liệu gạch nung truyền thống. Vậy loại vật liệu này có những ưu điểm gì và  vì sao được ứng dụng rộng rãi trong các công trình. Dưới đây là bài tư vấn vinagypsum gửi đến quý khách hàng.

Đặc tính trần vách thạch cao

Tấm thạch cao có bề mặt phẳng mịn cùng đặc tính mềm dẻo nhưng lại có độ cứng nhất định. Đồng thời do có trọng lượng nhẹ nên được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng. Trần Thạch Cao kết hợp được với nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra các cấu kiện có tính năng đa dạng.

 

Đặc tính trần vách thạch cao

Đặc tính trần vách thạch cao

Trần thạch cao chịu ẩm

Được kết hợp từ  khung xương thạch cao và tấm thạch cao  được phụ gia các chất chống ẩm. 

Trần thạch cao chịu ẩm được sử dụng phổ biến cho các công trình trong môi trường ẩm như nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh và các công trình gần nguồn ẩm….

Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt

Tấm trần thạch cao với cấu trúc kết hợp thêm xốp hoặc bông thủy tinh tạo ra kết cấu trần thạch cao chống nóng. 

Trần thạch cao chống nóng hay trần thạch cao cách nhiệt được thiết kế nhằm ngăn cách nhiệt độ gian phòng với nhiệt độ xung quanh hoặc ngoài trời. Chủ yếu là ngăn nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như chống cháy phòng máy lạnh, nhà máy tôn…..

Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt

Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt

Trần thạch cao chống cháy

Trong một số điều kiện yêu cầu về vật liệu nhất định, trần vách thạch cao có thời gian chịu lửa lên đến 2h theo hệ thống, trong trường hợp xảy ra cháy.

Qua việc kết hợp các vật liệu bông thủy tinh và khung xương chuyên dụng. Trần vách thạch cao có thể đáp ứng nhu cầu chống cháy qua các cơ quan kiểm định với từng mức độ 30’, 60’, 90’, 120 phút.

Tùy theo nhu cầu thời lượng chịu cháy cần thiết mà các chuyên viên tư vấn kết hợp các chủng loại vật liệu phù hợp để trần vách có thể đáp ứng.

Trần thạch cao tiêu âm – cách âm

Cấu tạo gồm tấm thạch cao tiêu âm bên ngoài kêt hợp các thành phần tiêu âm  bông thủy tinh, cao su non, mút xốp, vải nỉ…v..v… được kết hợp linh hoạt vừa tạo vẻ thẩm mỹ theo thiết kế nội thất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu âm, cách âm cho từng nhu cầu cụ thể.

Trần thạch cao tiêu âm – cách âm ứng dụng chủ yếu cho hội trường, rạp hát, rạp chiếu phim, phòng studio, phòng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, nhà ở, phòng ngủ…v.v…

Kết cấu trần thạch cao và vách ngăn

Trần vách thạch cao được cấu tạo từ hai thành phần chính, bao gồm hệ khung xương và tấm thạch cao nhằm phân chia không gian và trang trí nội thất.

Kết cấu trần thạch cao và vách ngăn

Kết cấu trần thạch cao và vách ngăn

Cấu tạo trần thạch cao khung chìm

-Thanh chính: là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo hoặc tăng đơ.
-Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
-Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
-Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh chính, phụ và thanh viền tường phủ hệ khung xương tạo thành bề mặt trần.
-Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm hoàn chỉnh.

Cấu tạo trần thạch cao khung nổi

_Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.

_Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo ý đồ thiết kế

_Thanh viền tường: thanh được liên kết với tường hoặc vách ngăn.

_Tấm trần: Các tấm thạch cao sẽ được đặt lên các thanh chịu lực (nêu trên) tạo thành bề mặt trần thạch cao.

Cấu tạo trần thạch cao khung nổi

Cấu tạo trần thạch cao khung nổi

Hệ khung Vách thạch cao được cấu tạo như sau

+ Thanh đứng : còn gọi là thanh U đứng là thanh chịu lực chính để đỡ hệ vách ngăn (gồm các chỉ số U49, U64, U75,U100 và U120)
+ Thanh ngang : hay còn gọi là U nằm được liên kết với thanh đứng (U50; U65; U76; U101; U122)
+ Tấm thạch cao : Tấm được liên kết với thanh đứng và thanh ngang bằng vít để tạo thành bề mặt vách ngăn

Phân tích ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi và chìm

Ưu điểm của trần thạch cao nổi 

– Trần nổi có tác dụng che đi các khuyết điểm của trần nhà (đường dây điện, ống nước, dây mạng…)

– Bởi vì đặc tính trọng lượng nhẹ chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m2. Nên trần dễ dàng tháo rời khi muốn thay thế (khi hỏng, cần sửa chữa)

– Dễ dàng thi công và ứng dụng các tính năng của trần thạch cao như tiêu âm, cách nhiệt,chống cháy.

Nhược điểm trần nổi 

– Thiếu tính thẩm m, vì ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi mà người ta thường dùng loại trần này ở các hành lang, hội trường… để tiện cho việc thay thế, sửa chữa.

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

– Ưu điểm lớn nhất của thạch cao chìm đó là tính thẩm mỹ cao. Nhờ ý tưởng của các nhà thiết kế, trần dễ dàng tạo thành điểm nhấn trang trí làm nổi bật không gian kiến trúc.

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

Nhược điểm của trần chìm

– Khó thay thế, sửa chữa khi hỏng

– Chi phí cao hơn do khó thi công lắp đặt

Lưu ý khi thi công

Do tấm thạch cao đa dạng về tính năng, thương hiệu, chủng loại .Vì vậy, khi thi công trần vách thạch cao cho công trình, gia chủ hay nhà thiết kế cần tìm hiểu lựa chọn tấm thạch cao phù hợp với chi phí, nhu cầu sử dụng của công trình.Hơn nữa, để làm trần thạch cao đẹp và bền cần phải biết các lưu ý, điều này có thể giúp bạn lựa chọn đúng loại trần phù hợp nhu cầu sử dụng cũng như chủ đề của ngôi nhà.

Khi làm thạch cao,  nên lựa chọn tấm thạch cao chất lượng đáp ứng các tiêu chí: lõi mịn, cứng chắc, đồng đều giúp bắn đinh giữ chắc chắn, dễ uốn cong (không bung giấy, không gãy khi uốn cong).